Năm 2015 chứng kiến rất nhiều DN lớn của Việt Nam tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực hoàn toàn tách biệt so với xu thế đầu tư các năm trước là tài chính, bảo hiểm hay bất động sản.
Có thể kể ra hàng loạt cái tên lớn đáng chú ý: LietVietPostBank, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, FIT, Vinamilk, hay PanPacific đã tiến hành đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp với nhiều lĩnh vực rất đa dạng như trồng trọt, sản xuất thức ăn và chăn nuôi.
Pan Pacific là một trong những DN lớn của Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp. Hiện nay, tập đoàn này đang có một danh mục đầu tư phong phú như Aquatex Bến Tre, CTCP Giống cây Trồng miền Bắc, CTCP giống cây trồng miền Nam và thương hiệu bánh kẹo Bibica.
Chủ tịch PAN, ông Nguyễn Duy Hưng, là một cái tên quá quen thuộc trong ngành tài chính, chứng khoán của Việt Nam với công ty Chứng khoán SSI. Ông Hưng cho biết, riêng PAN đã mang về nhiều thành công cho tập đoàn. Hiện tại, PAN đã năm trong top 200 công ty tốt nhất Đông Nam Á có doanh số dưới 1 tỉ USD, theo bảng xếp hạng của Forbes. PAN cũng thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn nước ngoài.
Dưới đây là những trao đổi của ông Hưng về kế hoạch phát triển của Pan Pacific:
Điều gì khiến ông quyết định tiến vào lĩnh vực nông nghiệp, thay vì những lĩnh vực khác như bất động sản hay công nghệ?
Việt Nam là một quốc gia gốc nông nghiệp. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản hiện chiếm khoảng 18% GDP cả nước. Trong năm 2014, giá trị xuất khẩu của nông nghiệp VIệt Nam đạt hơn 26 tỉ USD, và vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Khi kinh doanh một thứ gì đó, bạn cần quan tâm tới 2 yếu tố: Nhu cầu trong tương lai của mặt hàng này, và khách hàng của bạn là ai.
Đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam thỏa mãn 2 yếu tố trên. Thêm vào đó, nó sẽ mang lại nhu cầu việc làm rất lớn.
Pan Pacific có nhiệm vụ phát triển nông nghiệp Việt Nam, và tôi nghĩ rằng nhiều DN khác cũng sẽ đi theo con đường này. Khoảng 5 năm trước, Pan đơn độc trong ngành nông nghiệp. Nhưng hiện nay, hầu hết các DN lớn đều đang đầu tư vào ngành này.
Xu hướng kinh doanh đã chuyển từ bất động sản, đầu tư tài chính, những ngành mang lại lợi nhuận nhanh chóng, sang sản xuất hàng hóa. Nếu các DN hàng đầu Việt Nam sử dụng hết nguồn lực, kinh nghiệm và mạng lưới của mình, nông nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ thành công
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức cho ngành nay, như hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, năng lực sản xuất yếu kém và chất lượng thấp.
Theo Tổng công ty tài chính quốc tế (IFC), nhiều nhà đầu tư ngoại lớn đang tỏ ra hứng thú với PAN? Ông có thể cho biết lý do tại sao?
Asian Entrepreneur Legacy, GIC Private Limited của SIngapore, PYN Fund Management và Samarang LLP là những nhà đầu tư vào Pan Pacific.
Một nhà đầu tư sẽ dựa vào tính hiệu quả của lĩnh vực kinh doanh họ đang muốn đầu tư. Pan Pacific thu hút nhà đầu tư như IFC hay GIC không chỉ bởi một mô hình hiệu quả, mà còn bởi nhiệm vụ của nó.
Nếu chúng ta đặt vấn đề trong bối cảnh thế giới có thể thiếu lương thực trong 50 năm tới, ý tưởng và nhiệm vụ của Pan Pacific sẽ giải quyết được điều này. Thương vụ với IFC là một trong những thương vụ được ký kết nhanh nhất. Họ đặt vấn đề chỉ trong vòng 2 tháng sau khi biết về chúng tôi.
IFC đánh giá chỉ có vài công ty trên thế giới là đặt tiêu chuẩn về môi trường trong sản phẩn cao hơn chúng tôi.
Làm sao để ông đánh giá được các công ty mà Pan Pacific đã thâu tóm?
Chúng tôi đều tính toán từng khoản đầu tư một cách rõ ràng, về lợi thế và cơ hội mở rộng trên thị trường. Lĩnh vực cây giống, hải sản và bánh kẹo được chúng tôi đâu tư có cơ hội phát triển mạnh trong các năm tới.
Những công ty mà Pan Pacific lựa chọn thâu tóm đều là những DN hàng đầu trong lĩnh vực của họ. CTCP Giống cây trồng miền Bắc và miền Nam, cùng với Pan Pacific, đều nằm trong danh sách 200 công ty vừa và nhỏ của Đông Nam Á do Forbes bình chọn (Pan Pacific đứng thứ 10). Những công ty này có danh tiếng và khả năng cạnh tranh cao.
Thêm vào đó, đây đều là những thương vụ có giá hời. Đó là những công ty này mang lại những giá trị vô hình cho hệ thống kinh doanh của chúng tôi. Với những khoản đầu tư mới, chúng tôi sẽ tìm kiếm những DN có sẵn tài sản và thị trường. Về vấn đề nhân lực không đáng lo ngại, chúng tôi luôn có sẵn nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao.
Các DN lớn của Việt Nam đều đang để mắt tới đầu tư nông nghiệp, tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng 100% các khoản đầu tư của họ đều thành công. Như vậy, những thương vụ thất bại của họ sẻ là mục tiêu của chúng tôi trong tương lai và chúng tôi sẽ đâu tư mở rộng với chi phí thấp hơn nhiều.
Tương lai của Pan Pacific sẽ là gì? DN có ý định mở rộng ra nước ngoài?
Nhu cầu của thị trường nội địa hiện còn rất lớn, nhưng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng nằm trong kế hoạch của chúng tôi. Hiện chúng tôi đang đẩy nhanh năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm ở các công ty con, đi cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu và mở rộng mạng lưới bán lẻ. Riêng khía cạnh xây dựng thương hiệu, một cách làm nhanh chóng đó là thâu tóm các thương hiệu ngoại.
Ngoài ra, một trong những chiến lược mà chúng tôi hướng tới đó là liên doanh với công ty nước ngoài để thâm nhập vào thị trường. Điều này sẽ giúp chúng tôi tránh được những hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ DN nội ở một số nước.
Thách thức của Pan trong việc phát triển nông nghiệp là gì?
Có rất nhiều vấn đề, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và đóng gói cho tới tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tất cả đều phải được xử lý từ cơ bản. Một thách thức khác đó là nguồn cung ứng nguyên liệu bị phân mảnh, trong khi bạn vẫn phải bảo đảm chất lượng đầu ra ổn định.
Chẳng hạn với Aquatex Bến Tre, chúng tôi đã phải đầu tư một khoản lớn trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Vậy cạnh tranh trong lĩnh vực này thì sao?
Cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng tiêu dùng luôn rất khốc liệt. Cách duy nhất để vượt lên trong lĩnh vực này đó là hiểu được nhu cầu của thị trường và làm sao để tiêp cận được nhu cầu này.